Rối loạn giấc ngủ

Thứ hai - 28/01/2019 08:05
   Nhiều người trong chúng ta gặp các vấn đề về giấc ngủ một hay nhiều lần. Thông thường những vấn đề về giấc ngủ xảy ra do căng thẳng, thay đổi múi giờ, ốm đau hay sự thay đổi bất thường thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu các vấn đề về giấc ngủ xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, bạn có thể đã bị chứng rối loạn giấc ngủ.
Giấc ngủ là gì?
   Giấc ngủ ở người là một trạng thái thức tỉnh tạm ngừng và dễ hồi phục; trong khi ngủ các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp và tuần hoàn chậm lại, toàn cơ thể hầu như ở trong trạng thái nghỉ ngơi.
Giấc ngủ có chức năng gì?
   Giấc ngủ có chức năng hồi phục sức khỏe, điều hòa cân bằng nội môi, điều chỉnh thân nhiệt và bảo tồn năng lượng cơ thể.
Chất lượng giấc ngủ thế nào là tốt?
   Giấc ngủ tốt là người có giấc ngủ sâu, êm, sáng dậy khỏe mạnh, tinh thần minh mẫm, sảng khoái. Thời lượng giấc ngủ được tính ở:
+ Trẻ sơ sinh:16-17 giờ mỗi ngày, mỗi giấc từ 5-6 giờ phân bố điều trong ngày và đêm.
+ Trẻ em 3 tuổi ngủ 11-12 giờ mỗi ngày, giấc ngủ dài hơn về đêm, thời gian thức dài hơn về ban ngày.
+ Trẻ em 4 tuổi thường không ngủ trưa….
+ Tuổi càng lớn số giờ ngủ càng giảm dần 8 giờ lúc 13-15 tuổi.
+ Người lớn ngủ 6-7 giờ mỗi đêm.
   Người có giấc ngủ trằn trọc, vật vã, gồm các cơn sợ hãi, ác mộng, các cơn đi lại hay các vận động tự động, chứng miên hành, cơn ngừng thở lúc ngủ…sáng dậy cơ thể sẽ mệt mõi, không nhớ điều gì đã xảy ra lúc đêm qua hay nhớ mang máng một vài chi tiết.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
   Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cơ thể thường xuyên bị thiếu ngủ về thời gian lẫn suy giảm chất lượng giấc ngủ. Đó là khi cơ thể bạn gặp khó khăn để ngủ vào ban đêm, khi thức dậy cảm thấy mệt mỏi và thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
   Thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ khiến bạn cảm thấy bực bội và tinh thần suy nhược. Mặc dù thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhiều vào ban ngày nhưng sau đó, vào ban đêm bạn vẫn gặp khó khăn khi ngủ, tình trạng mệt mỏi này nếu kéo dài sẽ trở nên trầm trọng khiến cơ thể bạn suy yếu, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ, học tập, công việc, các mối quan hệ và hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, bạn cần có một giấc ngủ ngon mỗi đêm. Giấc ngủ ngon là yêu cầu rất cần thiết đối với mỗi chúng ta.
   Ngay cả khi bạn đã quen với việc khó ngủ và đã thích nghi dần với nó, bạn cũng có thể điều chỉnh lại hoạt động của bản thân để có giấc ngủ tốt hơn. Để làm được điều này, hãy bắt đầu với việc theo dõi chính giấc ngủ của bạn và các biểu hiện bất thường, sau đó tìm nguyên nhân và tạo ra những thay đổi về thói quen hàng ngày cũng như điều kiện phòng ngủ và thời gian ngủ của bạn. Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng không tự mình khắc phục được, đấy là lúc bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ?
   Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên các nguyên nhân chính gây ra rối loạn giấc ngủ là.
   Yếu tố ngoại cảnh: căng thẳng trong công việc hoặc tài chính; xung đột với người xung quanh; gặp sự cố trong cuộc sống; mệt mỏi do công việc hoặc làm theo ca kíp.
   Mất các bệnh nội khoa.
   Tâm thần kinh: rối loạn tính cách; rối loạn lo âu; hội chứng cai thuốc, rượu.
   Mất ngủ do sử dụng một số thuốc như thuốc chống động kinh; hạ áp nhóm ức chế giao cảm; lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh
   Một số rối loạn khác: một số tình trạng sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm lý cũng như các rối loạn giấc ngủ khác có thể kéo theo ác mộng
rlgn1
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ
   Để xác định tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng như mức độ rối loạn giấc ngủ của bản thân, bằng một số cách, bạn có thể theo dõi các dấu hiệu sau đây:
  • Cảm thấy khó chịu và buồn ngủ vào ban ngày
  • Khi học tập, làm việc hay xem TV bạn cảm thấy không tỉnh táo
  • Ngủ gật hoặc rất buồn ngủ và mệt mỏi khi đang ngồi, hoặc lái xe
  • Mất tập trung trong mọi hoạt động
  • Thường xuyên nghe mọi người phàn nàn sao thấy bạn mệt mỏi thế
  • Hành động một cách chậm chạp, ủ rũ
  • Gặp rắc rối khi kiểm soát cảm xúc của mình đối với con người và sự vật xung quanh
  • Luôn cần một ly cà phê để giữ cho tinh thần thoải mái
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên, bạn có thể đang bị rối loạn giấc ngủ. Nếu câu trả lời là “có” càng nhiều thì mức rối loạn giấc ngủ của bạn càng nghiêm trọng hơn.

   Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

   Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
  • Ác mộng xảy ra thường xuyên và dai dẳng nhiều lần;
  • Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ;
  • Bạn sợ phải đi ngủ;
  • Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.
   Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Điều trị mất ngủ như thế nào?
   Điều trị bằng thuốc thì sử dụng các thuốc an dịu thần kinh nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc  nếu sử dụng kéo dài có thể gây lệ thuộc.
   Điều trị bằng phương pháp  trị liệu thì có thể làm các cách sau đây; nghe băng đĩa trước khi ngủ, ngồi thiền, tập luyện thư giãn, phản hồi sinh học có khi rất có ích…và điều quan trọng nữa là phải biết vệ sinh giấc ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ ra sao?
   - Phòng ngủ, giường ngủ phải sạch sẽ, thông thoáng, không có tiếng ồn và mùi lạ, không có các loại côn trùng, ký sinh trùng hay vật lạ gì gây ngứa ngáy, khó chịu
   - Luyện thối quen đi ngủ và thức dậy vào những giờ giấc nhất định trong ngày.
   - Hằng ngày, hạn chế thời gian nằm trên giường, tránh các giấc ngủ ngắn ban ngày.
   - Không dùng các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như café, thuốc lá, rượu, các chất kích thích …
   - Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên mỗi buổi sáng sớm.
   - Tránh các hoạt động có thể gây suy nghĩ vào buổi tối như nghe radio, xem ti vi, đọc sách có nội dung gây khó chịu…
   - Ăn vào những giờ nhất định trong ngày, không ăn nhiều gần giờ đi ngủ.
   - Duy trì các điều kiện ngủ thuận lợi.
   Ngủ là hoạt động quan trọng của cơ thể giúp cơ thể thư giãn, tăng cường trí nhớ và cải thiện hệ miễn dịch. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập, làm việc và các hoạt động hằng ngày. Nếu bạn rối loạn giấc ngủ, Việc điều trị là yêu cầu cần thiết. Hy vọng rằng một số kiến thức tổng hợp về  chứng rối loạn giấc ngủ cùng với những gợi ý ở trên sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng này. Nếu như bạn đã có gắng nhưng không thể xử lý được hãy nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Tác giả bài viết: Xuân Đức

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,019
  • Tháng hiện tại8,536
  • Tổng lượt truy cập2,087,875
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây