Tác hại của việc sử dụng rượu bia quá mức

Thứ năm - 19/12/2024 10:05
Nghiện rượu là một trong những tệ nạn xã hội phổi biến ở nước ta nói riêng và ở các nước đang phát triển nói chung, gây ra hậu quả nặng nề về nhiều mặt: mất an ninh trật tự, bạo lực gia đình, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và hoạt động tâm thần của não bộ, để lại gánh nặng rất lớn cho bản thân, gia đình, hệ thống y tế và xã hội.
tai hai ruou bia
Ảnh minh họa
Các tác hại của rượu bia đối với sức khỏe:
- Ảnh hưởng đến não bộ: khi cơ thể sử dụng cùng lúc một lượng lớn cồn thì sẽ gây ra các rối loạn tâm - thần kinh cấp tính như giảm khả năng vận động, giữ thăng bằng, rối loạn nhận thức và suy nghĩ, cảm xúc không ổn định, dễ cáu gắt, rung giật nhãn cầu, nói líu lưỡi, rối loạn thị giác và có thể tử vong do ngộ độc rượu,  nếu cơ thể dung nạp dần với thức uống có cồn lâu ngày sẽ gây nên tình trạng nghiện rượu dẫn đến các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, hội chứng cai và sảng do rượu gây ra.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Rượu bia làm cho tế bào cơ tim bị thoái hóa sớm hơn bình thường, lâu ngày có thể xuất hiện triệu chứng phì đại tâm thất dẫn đến suy tim, xơ hóa mạch vành có khả năng tiến triển thành nhồi máu cơ tim. Đặc biệt sử dụng rượu bia có khả năng cao làm tăng huyết áp, là yếu tố nguy cơ của bệnh lý đột quỵ tim và não, suy thận,…
- Ảnh hưởng đến dạ dày: Rượu bia được biết đến như là một chất kích ứng đối với tế bào niêm mạc dạ dày, chúng phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày, nặng thì có thể chuyển biến thành ung thư dạ dày nhẹ thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn hay buồn nôn, đau thượng vị ,…
- Ảnh hưởng đến gan, mật : Sau khi được hấp thu ở dạ dày và ruột non, rượu sẽ được chuyển hóa phần lớn qua gan, nên gan là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng bởi rất nhiều độc tố có trong rượu. Tiếp xúc lâu ngày với độc tố sẽ làm chức năng gan suy giảm dẫn đến tình trạng ăn uống không ngon miệng, viêm gan, xơ gan, đặc biệt nghiêm trọng hơn là ung thư gan.
- Ảnh hưởng đến tuyến tụy: Khi uống rượu nhiều, quá trình sản xuất các hormone giúp tiêu hóa thức ăn, điều hòa lượng đường huyết của tuyến tụy bị ảnh hưởng dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng, suy giảm chức năng tuyến tụy gây ra bệnh lý đái tháo đường, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm tụy cấp nếu như uống một lượng rượu lớn trong khoảng thời gian ngắn, một bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao.
- Ảnh hưởng đến cơ xương khớp: Uống rượu, bia lâu ngày thường gây tích tụ các tinh thể acid uric tại các khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái sẽ gây nên bệnh Gout. Người uống rượu lâu năm dễ bị loãng xương hơn người không uống rượu vì rượu làm giảm lượng canxi trong máu, ngăn chặn quá trình chuyển hóa xương, hạn chế hình thành tế bào xương mới, ngoài ra còn gây tiêu giảm cơ bắp vì chất cồn làm hạn chế lượng máu đến cơ.
- Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản: Đối với nam việc dùng rượu quá nhiều sẽ gây cản trở quá trình quan hệ, suy giảm chất lượng tinh trùng dễ dẫn đến quái thai, các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ. Đối với nữ nghiện rượu lâu năm sẽ làm suy yếu trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng  hậu quả dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chất lượng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sinh non, quái thai,…
- Ảnh hưởng đến miễn dịch toàn cơ thể, tai nạn giao thông, tai nạn lao động: Rượu bia được nghiên cứu cho thấy rằng có thể làm tổn hại đến các tế bào miễn dịch trong cơ thể qua đó chức năng chống lại các bệnh lý truyền nhiễm của cơ thể như viêm phổi, lao… bị suy yếu. Ngoài ra việc sử dụng rượu quá mức gây mất kiểm soát vận động, rối loạn ý thức gây nên các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động mà hậu quả để lại cho bản thân, gia đình người sử dụng rượu và xã hội là rất lớn.
- Ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh khác: Việc làm suy giảm chức năng gan, tổn thương niêm mạc dạ dày của rượu bia làm cho quá trình chuyển hóa và hấp thu các loại thuốc, các chất dinh dưỡng để điều trị hay hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh bị ảnh hưởng, ngoài ra chính rượu bia cũng là chất tương tác với nhiều loại thuốc, làm cho các loại thuốc vượt quá hay hao hụt so với nồng độ đạt hiệu quả điều trị, nhất là với các thuốc an thần kinh.
tai hai ruou bia1
Ảnh minh họa
Tuy nhiên rượu, bia cũng có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể nếu sử dụng với lượng vừa phải mỗi ngày ( khoảng 500 ml bia ) như:
+ Tác dụng an diụ , giải lo âu, xua tan phiền muộn
+ Tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột, tăng nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn
+ Giãn cơ trơn
+ Tăng nhịp tim, giãn mạch máu, tăng cường tới máu cơ tim, giúp tim tăng cung cấp máu cho cơ thể
Vậy nếu bạn vẩn phải sử dụng rượu bia thì đây là những cách thức có thể giúp bạn làm giảm tác dụng có hại của rượu bia:
- Không nên uống mỗi ngày.
- Cố gắng uống ít nhất có thể
- Cần có ít nhất 3 ngày trong tuần không uống rượu bia.
- Tránh uống khi bụng đang đói.
- Nên tránh việc nhậu nhẹt hoặc tiệc tùng liên tục.
- Trộn thức uống có rượu và không rượu.
- Và đặc biệt: đã uống rượu thì không lái xe, vận hành máy móc, lao động.

 

Tác giả bài viết: BS. Phan Đăng Khoa

Nguồn tin: PGS.TS Bùi Quang Huy. Điều trị nghiện rượu, Nhà xuất bản Y học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay980
  • Tháng hiện tại23,334
  • Tổng lượt truy cập2,144,188
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây