Bệnh trầm cảm không còn xa lạ

Thứ tư - 02/01/2019 08:07
1/. Hiểu gì về trầm cảm?
Là buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn lạt miệng, làm việc không tập trung, mặc cảm thua kém, buồn bả lâu ngày hay nghĩ đến cái chết.
Hay kèm lo lắng, nặng đầu đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp tay chân lạnh…
Tuổi nào cũng bị, nữ nhiều hơn nam 2 lần. Thiếu niên cũng bị nhưng cách thể hiện có phần khác người lớn. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và ít được quan tâm, bỏ quên vì cho là “bình thường”!
2/. Những biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm:
–   Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
–   Mất thích thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.
–   Ăn ít; không ngon, lạt miệng. Hoặc ăn nhiều, nhất là những đồ ngọt.
–   Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe. Hoặc ngủ nhiều, nằm cả ngày không muốn làm việc gì.
–   Đầu óc khó tập trung, do dự không “quyết” được, hay quên
–   Hay than phiền nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.
–   Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận, cáu gắt, “quạo”.
–   Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, cảm thấy bế tắc.
–   Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.
3/. Làm gì khi thấy triệu chứng trầm cảm?
–   Không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân.
–   Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm, “kết bạn” và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để điều trị có hiệu quả tốt nhất.
–   Khám bác sĩ chuyên khoa cho uống thuốc rồi cũng phải “để mắt” theo dõi đề phòng triệu chứng trầm cảm.
4/. Hoàn cảnh nào dễ bị trầm cảm nhất?
– “Sang chấn tinh thần”: mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, đổ bể sự nghiệp, bất hòa kéo dài, … thường nói “sốc”, “sao quả tạ chiếu”.
–  Học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, xuống sức học rồi đuối dần.
–  Người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già.
–   Người đã qua một thời gian hưng cảm: quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, bốc đồng “tài ba dỏm” (bệnh nhân lọan khí sắc lưỡng cực). Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời kỳ bị trầm cảm.
–   Vài tuần sau sanh con, tỷ lệ không nhiều nhưng khá trầm trọng, phải phát hiện sớm.
5/. Khám bác sĩ chuyên khoa nào?  
–    Nếu người bệnh đã dại dột tự tử rồi thì phải cấp cứu sinh mạng ở bất cứ bệnh viện nào gần nhất. Nếu phát hiện ý định tìm đến cái chết phải khám phải nhập viện cấp cứu tại bệnh viện chuyên khoa. Khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần
–    Đừng mất thời gian uống thuốc theo toa không đúng chuyên khoa!
–    Có nhiều lọai thuốc chống trầm cảm, dùng đúng “chiến lược, bài bản” tỷ lệ khỏi bệnh cao, ít tái diễn.
6/. Những điều KHÔNG NÊN:
–    Tự mua thuốc uống theo mách bảo. Triệu chứng trầm cảm giống nhau nhưng mỗi người “hạp thuốc” khác nhau.
–    Các thuốc an thần, thuốc cổ truyền không chữa được trầm cảm.
–    Tự ngưng thuốc khi thấy khỏe “có tinh thần” trở lại. Càng không nên tự ngưng thuốc đột ngột.
–    Đi cúng, giải bùa ngải. Bệnh trầm cảm “không phải do ma, huôn, dớp” gây nên.

Tác giả bài viết: BS Đỗ Duy Đạt

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay219
  • Tháng hiện tại34,861
  • Tổng lượt truy cập1,786,464
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây