Bạn cảm thấy tiếc nuối khi nhìn lại một năm đã qua?

Thứ năm - 02/01/2025 07:37
Cảm giác hối tiếc bắt đầu tìm đến ta mỗi khi chúng ta sống lại quá khứ của mình, tâm trí ta kể đi kể lại một câu chuyện từ quá khứ, câu chuyện dù đúng dù sai, dù thành công hay thất bại, vẫn khiến ta đau lòng. Và cảm giác này còn trở nên mãnh liệt hơn ở những người đang cận kề sinh tử. Trí năng của con người thường xuyên hối tiếc quá khứ, vọng tưởng tương lai. Một tiếng nói vang vang bên trong tâm trí, luyên thuyên không dừng và không ngừng lôi kéo chúng ta rời khỏi phút giây thực tại.
Vậy, sự hối tiếc thực chất có ý nghĩa là gì?

Cảm xúc tiếc nuối là gì?
   Hối tiếc được định nghĩa như sau: đó là cảm giác khi bạn buồn, ân hận hoặc thất vọng về những điều mình đã làm hoặc những điều mình đã bỏ lỡ. Có thể, bạn nuối tiếc và đau buồn về một sự việc, hành động hay một quyết định nào đó. Janet Landman, tác giả của cuốn sách Regret: Persistence of the Possible (tạm dịch: Tiếc nuối: Sự tồn tại dai dẳng của “những điều có thể”) định nghĩa tiếc nuối như: “một trạng thái cảm xúc và nhận thức, ít nhiều có phần đau đớn và cảm thấy có lỗi về những cơ hội đã vụt mất, những giới hạn, mất mát, sai phạm và thiếu sót.
   Theo tâm lý học, cảm giác tiếc nuối kéo dài có thể chuyển hóa thành suy nghĩ quá mức, liên tục gây căng thẳng và bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Những điều chúng ta thường tiếc nuối khi nhìn lại năm đã qua
   Trong nhiều nghiên cứu về những người đang cận kể sinh tử, người ta nhận thấy có những trường hợp giống nhau. Cụ thể, Bonnie Ware, một y tá chăm sóc sức khỏe cuối đời (palliative care nurse) và là tác giả của cuốn sách The Top Five Regrets of Dying (tạm dịch: năm hối tiếc lớn nhất khi cận kề cái chết), nói rằng những điều hối tiếc từ bệnh nhân của cô ấy là:          
   - Ước gì tôi đã can đảm sống theo đúng ý mình, chứ không phải một cuộc đời theo mong muốn của người khác.

   - Ước gì tôi đã không làm việc cật lực đến thế.
   - Ước gì tôi đã can đảm bày tỏ cảm xúc của mình.
   - Ước gì tôi đã giữ liên lạc với bạn bè.
   - Ước gì tôi cho phép bản thân mình tận hưởng hạnh phúc nhiều hơn.
Làm thế nào để đối mặt với sự tiếc nuối?
1. Cụ thể hóa mục tiêu
   Cách phổ biến nhất để sử dụng mục tiêu, có lẽ cũng là thói quen mà bạn đã sử dụng bao lâu nay, đó là hướng đến một kết quả cụ thể. Chẳng hạn “Tôi sẽ tiết kiệm tiền” không phải là mục tiêu rõ ràng, nhưng “tôi sẽ tiết kiệm mỗi tháng 2 triệu” lại đủ cụ thể và mang tính thúc đẩy hơn.
2. Đảm bảo mục tiêu là điều bạn thực sự mong muốn
   Lấy một ví dụ, “Tôi muốn có một thân hình đẹp, để mọi người ngắm nhìn khi đi biển”. Mục tiêu này có vẻ như không phải của bạn, mà của những người đi biển cùng bạn.
Nhận ra rằng, mục tiêu không của ai ngoài bản thân mình, có thể như: “Tôi muốn có một thân hình đẹp, để cảm thấy khỏe mạnh và tự tin hơn”. Điều kiện tiên quyết của cách này là phải đặt mục tiêu nhằm phục vụ cho bản thân, để thay đổi và trở nên tốt hơn.
noi tiec
Ảnh minh họa
3. Ngắm đến một mục tiêu tích cực
   Chọn lựa những mục tiêu tích cực có nghĩa là để bạn phát triển thành một con người mới mẻ (và tuyệt vời), thay vì tránh trở thành điều mà bạn không muốn.
   Đặt mục tiêu như "ngừng ăn đồ ngọt" có nghĩa là bạn phải liên tục lựa chọn để tránh bị cám dỗ - và vì sức mạnh ý chí thường là một nguồn lực hữu hạn (mặc dù có nhiều cách để phát triển quyết tâm và ý chí cao hơn), tại sao lại đặt mình vào tình thế luôn cần chọn?
   Thay vào đó, bạn có thể đặt mục tiêu ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn để củng cố lối sống cân bằng.
4. Mục tiêu và tập trung vào tiến trình
   Không phải là lãng quên mà là tạm quên mục tiêu đó đi. Thời điểm này, chưa phải là lúc bạn ngắm nhìn hay tận hưởng thành quả từ mục tiêu. Vì khoảng cách giữa đặt mục tiêu và thành quả của mục tiêu là vô hạn. Và điều bạn cần làm, chính xác là tập trung vào tiến trình thực hiện.
   Dễ hiểu hơn, để tiết kiệm 100 triệu vào cuối năm 2024, bạn cần tập trung vào việc “giảm chi tiêu hằng ngày”, “gia tăng thu nhập”,..đó là tiến trình. Vì bây giờ chưa phải là lúc bạn nghĩ về “sau khi tiết kiệm được 100 triệu mình sẽ làm gì?”
5. Duy trì hành động mỗi ngày
   Ban đầu bạn có thể viết mục tiêu của mình ra giấy không? Từ lúc bắt đầu, nếu bạn viết mục tiêu của mình ra giấy, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy chúng rõ ràng tựa một bức tranh tổng thể.
   Hãy đặt mục tiêu cụ thể, lựa chọn một khẩu hiệu cho mục tiêu đó, viết xuống theo cách mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng nhất. Quan trọng là bạn duy trì chúng mỗi ngày, bạn tạo ra một bảng “checklist” cho mỗi ngày, và đừng quên ăn mừng mỗi lần hoàn thành từng bước nhỏ.
Việc chấp nhận rằng chúng ta cũng có những điều hối tiếc trong cuộc sống, nhưng không để nó lấn át trạng thái cảm xúc của mình là rất quan trọng.
   Cho đến cuối cùng, những quyết định, lựa chọn ấy cũng sẽ đi mất hút vào màn sương của dĩ vãng. Cái ở lại và đồng hành đến cùng với chúng ta là những cảm xúc cần được chuyển hóa thành tình thương và sự bao dung.

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Nguồn tin: Bài viết The Psychology of Regret của Tiến sĩ Melanie Greenberg; Bài viết The 6 Most Common Regrets People Experience của Tiến sĩ Adrian R. Camilleri

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,032
  • Tháng hiện tại23,386
  • Tổng lượt truy cập2,144,240
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây