Trí nhớ và một số bệnh lý tổn thương trí nhớ

Thứ năm - 09/11/2017 13:55
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện những thông tin đã được lưu giữ, những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính. Trí nhớ liên quan đến quá trình học tập giúp con người có được những kỹ năng học tập, kỹ năng lao động và tiếp thu kiến thức.
PHÂN LOẠI CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ NHỚ
 * Giảm nhớ (hypomnesie)
    
Là sự suy yếu các quá trình của trí nhớ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật Ribot). Biểu hiện sớm nhất là hiện tượng suy yếu khả năng tái hiện. Gặp trong loạn thần tuổi già, suy nhược thần kinh...
 * Tăng nhớ (hypermnésine)
    Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nhớ được. Ở đây chủ yếu là nhớ theo kiểu liên hệ máy móc. Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, say rượu bệnh lý, sốt nhiễm khuẩn...
* Mất trí nhớ hay quên (amnésie):
  Theo sự việc, chia ra:
   - Quên toàn bộ: Quên tất cả những sự việc cũ và mới thuộc mọi lĩnh vực. Gặp trong trí tuệ sa sút nặng.
  - Quên từng phần: Chỉ quên một số kỷ niệm, chỉ quên ngoại ngữ, chỉ quên thao tác nghề nghiệp, chỉ quên danh từ riêng... gặp trong tổn thương thực thể não hay do cảm xúc mạnh.
 Theo thời gian, chia ra:
  - Quên thuận chiều (quên về sau: amnésie anterograde): Quên những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh. Có thể quên trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần, gặp sau khi bị chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê.
  - Quên ngược chiều (amnésie rétrograde): Quên những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh. Quên có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm. Có thể quên từng phần hay quên toàn bộ, gặp trong chấn thương sọ não, xơ vữa mạch não, xuất huyết não...
  - Quên trong cơn (amnésie congrade): Chỉ quên những sự việc xảy ra trong cơn, trong một thời gian ngắn bị bệnh. Gặp trong cơn động kinh, trạng thái hoàng hôn...
  - Quên vừa thuận vừa ngược chiều (amnésie antérorérograde): Quên cả sự việc cũ lẫn mới. Gặp trong loạn thần cấp, kèm lú lẫn, sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não
 Theo quá trình cơ bản của trí nhớ, chia ra:
  - Quên do ghi nhận kém: thường là quên thuận chiều.
  - Quên do nhớ lại kém: thường là quên ngược chiều.
 Theo tiến triển, chia ra:
  - Quên cố định: triệu chứng quên không tăng không giảm.
  - Quên thoái triển: trí nhớ hồi phục dần.
  - Quên tiến triển: quên tăng dần theo định luật Ribot là sự việc mới quên trước, sự việc cũ quên sau.
* Loạn nhớ (Paramnésie) hay hồi tưởng sai lầm
  - Nhớ giả (Pseudo réminescence): Còn gọi là ảo tưởng trí nhớ. Những sự việc có thực trong cuộc sống của bệnh nhân trong một khoảng thời gian và không gian nào đó, bệnh
  - nhân lại nhớ vào một khoảng không gian và thời gian khác, hoặc lẫn lộn sự việc này với sự việc nọ. Có khi trên một sự việc có thật, bệnh nhân lại nhớ thêm những chi tiết không hề có. Ví dụ: sự việc đã xảy ra từ rất lâu, bệnh nhân lại khẳng định là mới xảy ra ngày hôm qua.
  - Nhớ bịa (Confabulation) - Bịa chuyện: Còn gọi là ảo giác trí nhớ để phân biệt với nhớ giả (ảo tưởng trí nhớ). Có thể là bệnh nhân quên toàn bộ và thay vào chỗ quên, bệnh nhân kể những sự việc không hề xảy ra với bệnh nhân, nhưng bản thân bệnh nhân không hề biết mình bịa ra và khẳng định những sự việc ấy là có thật. Có thể bệnh nhân không quên mà chỉ bịa thêm vào. Nội dung chuyện bịa có thể thông thường hay kỳ quái. Trường hợp bịa chuyện kèm theo mất định thường gọi là lú lẫn bịa chuyện. Trong lâm sàng nhiều khi rất khó phân biệt giữa nhớ giả và bịa chuyện vì phải hiểu chi tiết cuộc đời của bệnh nhân mới biết chuyện mà bệnh nhân kể là có thật hay là bịa.
Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não (có thể kèm theo quên) và có nội dung thông thường hay trong tâm thần phân liệt (không kèm theo quên) và mang tính chất hoang tưởng kỳ quái.
  - Nhớ nhầm (Kriptomnésie):
  - Nhớ vơ vào mình: Những điều nghe người khác kể hoặc thấy ở đâu đấy, hay những ý nghĩ, sáng kiến của người khác lại nhớ là của mình, mình đã trải qua.
  - Nhớ việc mình thành việc người: Sự việc, ý nghĩ của mình lại nhớ ra là của người khác hay đã đọc, đã thấy ở đâu đó.
  - Nhớ đang sống trong dĩ vãng (Ecmnésie)Kết hợp với quên tiến triển, bệnh nhân tưởng mình đang sống trong dĩ vãng (10 - 20 năm trước), hành động như người trẻ lại, có khi soi gương không nhận ra mình, cho là một cụ già nào đấy. Gặp trong loạn thần tuổi già, động kinh.
* Hội chứng Korsacov: Được Korsacov miêu tả năm 1887 ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh, gồm có:
  - Quên thuận chiều (do ghi nhận kém): Đây là rối loạn chủ yếu của hội chứng Korsacov. Bệnh nhân mất định hướng và quên tất cả mọi việc vừa xảy ra. Nhờ còn khả năng suy nghĩ logic, họ có thể suy luận về sự việc đang xảy ra.Ví dụ: bệnh nhân không nhớ đã ăn sáng chưa, xong nhìn đồng hồ có thể khẳng định được.
  - Loạn nhớ: Có thể nhớ giả và nhớ bịa.
  - Còn nhớ tốt các sự việc cũ: Hội chứng Korsacov còn gặp trong giai đoạn cấp của chấn thương sọ não (có tính chất tạm thời), các bệnh có tổn thương thực thể ở não (rối loạn không hồi phục), loạn tâm thần tuổi già, trạng thái thiếu ôxy não.
MỘT VÀI BỆNH LÝ TỔN THƯƠNG TRÍ NHỚ
 * Mental block
  Con người thường phàn nàn về tâm trí của mình trống rỗng, đặc biệt khi họ già đi. “Mental blocks” được mô tả như là một trở ngại tâm lý để ngăn cản chúng ta thực hiện một kỹ năng cụ thể nào đó. Điều này xảy ra khi các thùy trán của não bộ tạm thời mất đi sự theo dõi hoạt động của não.
Khi chúng ta già đi, trí nhớ của chúng ta có năng lực giới hạn hơn, khả năng lưu giữ suy nghĩ nhỏ hơn khi chúng ta còn nhỏ. Thông thường điều này xảy ra khi một ý nghĩ dễ bị xóa bỏ bởi một ý nghĩ khác.
Tập luyện não bộ thường xuyên có thể giúp vượt qua những khoảng trống tinh thần. Ví dụ: ngồi thiền thường xuyên, các trò chơi trí tuệ và tập thể dục thể chất được cho là có những cải thiện mất trí nhớ.

 * Mất trí do rượu
   Chứng sa sút trí tuệ có thể được gây ra bởi ảnh hưởng của các chất độc trên não, có đặc điểm là tổn thương trong não do lạm các chất độc trên não, đặc biệt là việc lạm dụng rượu.
Rối loạn này liên quan đến việc uống nhiều rượu trong một thời gian dài. Đây không hẳn là tình trạng sa sút trí tuệ, tuy nhiên những người có tình trạng này sẽ bị mất trí nhớ ngắn hạn. Theo Hiệp hội Bệnh Alzheimer, 10 % người trẻ tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí do rượu.
Ước tính khoảng 25% số người bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí liên quan đến rượu sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 50% sẽ phục hồi một phần và cần được hỗ trợ để cuộc sống của họ. 25% còn lại không hồi phục, cần được sự hỗ trợ lâu dài.

 * Sa sút trí tuệ
   Thuật ngữ "sa sút trí tuệ" mô tả một nhóm các triệu chứng do tác động của bệnh trên não. Các triệu chứng thường bao gồm các vấn đề về trí nhớ, lời nói và nhận thức.
Bộ nhớ ngắn hạn thường bị ảnh hưởng. Điều này có thể có nghĩa là người bị sa sút trí tuệ sẽ quên tên của gia đình hoặc bạn bè - hoặc cách để thực hiện các công việc hàng ngày đơn giản. Tuy nhiên, họ có thể giữ lại ký ức dài hạn, nhớ rõ những sự kiện từ quá
khứ. Người bị chứng sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những từ đúng, hoặc có vẻ như họ khó hiểu những gì họ đang nói.

* Bệnh Alzeimer
  Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến khoảng 500.000 người ở Anh. Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến một trong 20 người trên 65 tuổi - và một phần năm trên 80 tuổi.
Trong suốt quá trình của bệnh, sự thay đổi hóa học của các tế bào, neuron và hệ thống điều khiển bị tấn công. Cuối cùng, não co lại khi những lỗ hổng phát triển.

 * Bệnh Alzeimer khởi phát sớm
   Chứng sa sút trí tuệ ở người dưới 65 tuổi tương đối hiếm, nhưng khoảng 17.000 người trong độ tuổi từ 30 đến 64 bị bệnh Alzheimer sớm bắt đầu ở Anh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Alzeimer khởi phát sớm dường như là do một loại gen đặc biệt mà họ thừa kế. Tuy nhiên, người ta cũng nghĩ rằng 10 phần trăm những người bị bệnh là do rượu và 18 phần trăm là do chứng mất trí mạch.

* Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu
   Chứng sa sút trí tuệ liên quan đến mạch máu mô tả tất cả những hình thái của chứng sa sút trí tuệ do tổn thương mạch máu đến não. Não cần hệ thống các mao mạch để cung cấp máu và oxy cho nhu mô não. Nếu mất đi sự nuôi dưỡng này, các tế bào não sẽ chết.
Các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu có thể xảy ra đột ngột sau đột quỵ, hoặc theo thời gian thông qua một loạt các cơ đột quỵ nhỏ trong não, được gọi là sa sút trí tuệ đa dạng. Trong chứng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu một số khả năng tinh thần có thể không thay đổi, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng.
* Mất trí nhớ sau chấn thương
   Sau chấn thương não bị tràn ngập bởi glutamate làm giảm các tế bào não làm cho bộ nhớ bị thu nhỏ lại.
 Từ khóa: trí nhớ, mất trí

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay943
  • Tháng hiện tại8,460
  • Tổng lượt truy cập2,087,799
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây