Ám ảnh xã hội là gì?

Thứ năm - 11/04/2024 21:00
Ám ảnh sợ xã hội là một loại rối loạn lo âu, thể hiện nỗi sợ mạnh mẽ, dai dẳng đối với một tình huống nào đó làm cho người bệnh cảm thấy bối rối và lo lắng .Sự sợ hãi và lo lắng không tương xứng với mối đe dọa thực tế 
Đây là một bệnh lý mạn tính, người bệnh luôn tránh né các tình huống xã hội từ đó gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt
Dịch tễ học
Tỉ lệ mắc bệnh cả đời của rối loạn là 3-13% .Tỉ lệ hiện mắc là 2-3% dân số, không có sự khác biệt ở nam và nữ, độ tuổi khởi phát từ 5-35 tuổi .  Khoảng 1/3 số bệnh nhân không có cơn hoảng , 1/3 có ít nhất 1 cơn hoảng sợ và 1/3 còn lại có nhiều cơn hoảng sợ trong tình huống xã hội.
Những bệnh nhân mắc ám ảnh sợ xã hội thường có tiền sử rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc,… hoặc có nhân cách tránh né.
aaxh
Ảnh minh hoạ
Nguyên nhân của rối loạn
Các yếu tố tâm lý xã hội
Các yếu tố hành vi : dựa trên nguyên lý phản xạ có điều kiện của Palov và thuyết điều kiện hóa hành vi đã giải thích sự hình thành sợ.
Các yếu tố tâm lý động
Chất dẫn truyền thần kinh
    Bệnh nhân ám ảnh sợ xã hội có sự thay đổi đáp ứng tự động rõ ràng so với người bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra vai trò của các hệ dẫn truyền thần kinh như GABAnergic, dopaminergic, serotoninergic và đặc biệt là hệ noradrenergic. Bệnh nhân ám ảnh sợ xã hội có biểu hiện giảm tiết hormon phát triển, rối loạn chức năng noradrenergic giống như trong bệnh hoảng sợ. Ngoài ra người ta nhận thấy có giảm mật độ các thụ cảm thể benzodiazepin ngoại biên ở bệnh nhân ám ảnh sợ xã hội
Gen di truyền
    Yếu tố gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong rối loạn ám ảnh sợ xã hội. Những người họ hàng mức độ I của bệnh nhân (bố, mẹ, con, anh, chị, em) ám ảnh sợ xã hội toàn thể, có nguy cơ bị ám ảnh sợ xã hội hoặc rối loạn nhân cách xa lánh cao gấp 3- 10 lần người bình thường. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được vai trò cụ thể của gen di truyền nên rối loạn ám ảnh sợ xã hội được coi là bệnh có nguyên nhân từ môi trường.
Chẩn đoán
Theo ICD 10 ( Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 )
Tất cả những tiêu chuẩn sau phải có đầy dủ để chẩn đoán quyết định:
      (a) Các triệu chứng tâm lý, hành vi, hoặc thần kinh tự trị phải là biểu hiện nguyên phát của lo âu và không phải là thứ phát sau các triệu chứng như hoang tưởng hoặc ý nghĩ ám ảnh.  
      (b) Lo âu phải khu trú hay chiếm ưu thế ở các hoàn cảnh xã hội đặc biệt và
      (c) Né tránh hoàn cảnh gây ám ảnh sợ phải là nét nổi bật
      Bao gồm
      Ám ảnh sợ người
      Bệnh tâm căn xã hội
Đặc điểm của bệnh
Cơn  lo  âu  trầm  trọng  là  đặc  điểm  của  rối  loạn  sợ,  khi  phải  tiếp  xúc hoặc khi sắp sửa  phải  đối  mặt với những tình huống  gây sợ . Bệnh nhân có mắc ám ảnh sợ thì có khả  năng  thường xuyên xuất hiện các cơn hoảng sợ tùy vào sự nhạy cảm của người bệnh. Người bệnh thường cố gắng tránh những tình huống gây sợ , một số người bệnh thường có những vấn đề về lạm dụng chất đặc biệt là rượu để giảm đi các triệu chứng lo âu. Triệu chứng sợ có thể kín đáo như là sợ ăn uống nơi công cộng, sợ phát biểu nơi công chúng , hoặc gặp gỡ người khác giới , hơn nữa là lan tỏa, triệu chứng sợ xuất hiện xuất hiện ở mọi hoàn cảnh xã hội bên ngoài khung cảnh gia đình.Sợ xã hội tạo ra cho bệnh nhân những trở ngại trong hoạt động xã hội cũng như nghề nghiệp. Sự khởi phát thường là dần dần, không có nguyên nhân  khởi phát, tiến triển bằng một sự gia tăng dần.
Chẩn đoán phân biệt :
- Hổ thẹn, nhút nhát bình thường.
- Các bệnh lý nội khoa do sử dụng độc chất (nhất là những chất gây ảo giác,  chất gây cường giao cảm), u não, bệnh mạch máu não.
- Rối loạn hoảng sợ, sợ khoảng rộng và rối loạn nhân cách tránh né , trầm cảm nặng hoặc tâm thần phân liệt và rối loạn dạng phân liệt…
Diễn tiến  
Sợ  xã  hội  thường bắt  đầu ở độ  tuổi thanh thiếu niên. Sợ xã hội có tiến triển dần dần , có xu hướng mạn tính, mặc dù số liệu nghiên cứu còn hạn chế. Sợ xã hội làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập,sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
Điều trị : Có hai phương pháp trị liệu là liệu pháp tâm lý và hóa dược.
Liệu pháp tâm lý :
      Liệu pháp hành vi: Là liệu pháp có hiệu quả được nghiên cứu nhiều nhất với nhiều kỹ thuật được thực hiện và cho hiệu quả cao như là giải mẫn cảm có hệ thống của Joseph Wolpe.Trong phương pháp này bệnh nhân được tiếp xúc một cách từ từ với hàng loạt các tình huống gây sợ, từ ít đến nhiều , thầy thuốc sẽ hỗ  trợ bệnh nhân lấy lại bình tĩnh bằng các liệu pháp khác như thuốc, thôi miên, hướng dẫn bệnh nhân tự thư giãn,…Các kỹ thuật mới hơn là cho bệnh nhân bị tràn ngập (hay còn gọi là ngập  lụt hay  nhấn chìm) với các tình huống gây  sợ , khi đến một mức độ nào đó thì bệnh nhân không còn cảm giác sợ nữa
      Liệu pháp giải thích: Liệu pháp  này  giúp  cho  bệnh  nhân  hiểu  được  nguồn  gốc  của  triệu  chứng  sợ,  hiện  tượng lợi ích thứ phát và vai trò của sự chống đỡ để giúp họ có một lối  sống  lành mạnh để đối phó được với các kích thích gây lo âu.
     Các liệu pháp khác: thôi miên, liệu pháp nâng đỡ và liệu pháp gia đình
 Liệu pháp hóa dược
      Các thuốc có tác dụng điều trị sợ xã hội là SSRI, bezodiazepines, venlafaxine, buspirone. Trong đó SSRI là các loại thuốc được lựa chọn hàng đầu.
      Khi bệnh nhân phải thực hiện một hoạt động xã hội , có thể dùng thuốc chẹn beta trước đó làm cho họ giảm triệu chứng sợ. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhất là atenolol và propranolol

 

Tác giả bài viết: Bs. Phan Đăng Khoa

Nguồn tin: ICD 10; Giáo trình Tâm thần học sau đại học, Trường Đại học Y dược Huế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,571
  • Tháng hiện tại40,168
  • Tổng lượt truy cập1,791,771
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây