Bệnh viện tâm thần Bến Tre

http://benhvientamthanbentre.com.vn


Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)

    Rối loạn nhân cách ranh giới ( BPD) là một căn bệnh phổ biến trong các bệnh viện tâm thần, các báo cáo ghi nhận tỉ lệ lưu hành lên tới 20%. Trên nền BPD, các bệnh đồng mắc như trầm cảm, rối loạn phổ lo âu và rối loạn lưỡng cực xảy ra thường xuyên hơn so với tỉ lệ đơn mắc, và nguy cơ có bệnh tâm thần đồng mắc trong suốt đời là xấp xỉ 100%. Tỉ lệ tự sát ở BPD  giống như ở rối loạn cảm xúc và tâm thần phân liệt. Mặc dù căn bệnh này được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách, tuy nhiên một vài triệu chứng của BPD được mong đợi đáp ứng với hóa trị liệu.  Các triệu chứng đó là : cảm xúc không ổn định, stress tạm thời liên quan đến các triệu chứng tâm thần, tự sát và các hành vi gây hại, sự bốc đồng. Tỷ lệ cao số người mắc BPD được chỉ định thuốc tâm thần, thường là chế độ đa trị liệu . Khảo sát gần đây về việc thực hiện kê đơn ở khắp nước Anh đã cho thấy hơn 90% bệnh nhân mắc BPD đã được chỉ định thuốc tâm thần, thường nhất là thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần, cụ thể là dành cho triệu chứng cảm xúc không ổn định. Tỉ lệ kê đơn thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm và thuốc ổn định khí sắc ở bệnh nhân chỉ được xác định là BPD thì không có khác biệt thống kê với BPD có các bệnh đồng mắc: tâm thần phân liệt, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
Không có thuốc nào được cấp phép để điều trị BPD.
Vào năm 2009 NICE đã khuyến cáo rằng:
  • Hóa trị liệu không nên được sử dụng thường ngày cho BPD hoặc các triệu chứng đơn lẻ hoặc các hành vi có liên hệ với rối loạn này ( ví dụ: lặp lại hành vi tự sát, biểu hiện cảm xúc không ổn định, hành vi có nguy cơ và các triệu chứng tâm thần thoáng qua.)
  • Hóa trị liệu có thể được xem xét trong việc điều trị bệnh đồng mắc
  • Sử dụng ngắn hạn thuốc an thần có thể được xem xét như một phần của kế hoạch điều trị dành cho bệnh nhân mắc BPD đang trong cơn khủng hoảng. Các thuốc an thần được đồng ý sử dụng không quá 1 tuần trong quá trình điều trị.
  • Thuốc chống loạn thần:
Các nghiên cứu mở đã tìm ra lợi ích của thuốc chống loạn thần thế hê 1 và 2 trên một loạt các triệu chứng. Ngược lại các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược (RCTs) cho thấy lợi ích khiêm tốn hơn của các thuốc hoạt động so với giả dược. Các triêu chứng/ hội chứng có thể đáp ứng là ảnh hưởng đến điều hòa khí sắc, bốc đồng và  rối loạn nhận thức. Olanzapine có thể có tác động đủ mạnh mẽ nhưng hiệu quả của nó thường khiêm tốn. Các nghiên cứu mở báo cáo việc làm giảm hành vi gây hấn và tự làm hại bản thân với thuốc Clozapine, và clozapine đã được chứng minh là có tác động chống gây hấn ở bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Clozapine dường như làm giảm nguy cơ nhập viện ở BPD. Thuốc chống loạn thần liên quan đến một loạt các tác dụng phụ và làm cho việc không tuân thủ điều trị trở nên thường xuyên hơn.
Thuốc chống trầm cảm.
Một vài nghiên cứu mở đã cho thấy rằng SSRI làm giảm sự bốc đồng và tự gây hấn ở BPD, nhưng những sự phát hiện đó lại không được nhân rộng trong RCTs. Điều đó có thể kết luận với lý do hợp lý là không có bằng chứng mạnh mẽ để ủng hộ việc sử dụng chống trầm cảm trong điều trị khí sắc trầm hoặc bốc đồng trong BPD
Thuốc ổn định khí sắc
Gần phân nữa người mắc BPD có thể cũng được chẩn đoán với rối loạn lưỡng cực (mặc dù các chẩn đoán như vậy là khá tranh cãi) và thuốc ổn định khí sắc thường được chỉ định. Có một số bằng chứng cho thấy rằng thuốc ổn định khí sắc làm giảm triệu chứng bốc đồng, giận dữ và điều hỏa cảm xúc ở BPD. Lithium được cấp phép cho việc kiểm soát hành vi gây hấn hoặc tự làm hại bản thân. Một thử nghiệm lớn ngẫu nhiên có đối chứng so với giả dược của Lamotrigine đã được thực hiện và đang chờ đợi sự công bố.
Thuốc đối kháng Opioid
Có rất ít các bằng chứng ủng hộ tác dụng của naltrexone trong việc giảm hành vi tự hại bản thần và triệu chứng cách ly xã hội
Quản lý khủng hoảng
Điều trị thuốc thường được sử dụng trong giai đoạn khủng hoảng khi các triệu chứng nặng hơn hoặc có khả năng đe dọa đến tính mạng. Kết quả là  hóa trị liệu có thể được yêu cầu không liên tục và trên mỗi giai đoạn việc quyết định kê đơn cần phải được xem xét cẩn thận các tác hại tương đối so với lợi ích của thuốc. Nhìn chung rất dễ nhận thấy khi nào cần điều trị nhưng khó khăn hơn trong việc quyết định sử dụng thuốc khi lợi ích khiêm tốn và có cần tiếp tục sử dụng thuốc hay không. NICE khuyến cáo rằng trong suốt giai đoạn khủng hoảng, điều trị ngắn hạn với các thuốc an thần có thể hữu ích. Hồ sơ về các tác dụng phụ được dự đoán và độc tính tiềm ẩn khi quá liều nên được hướng dẫn khi lựa chọn điều trị. Ví dụ BZD (đặc biệt thuốc có thời gian bán hủy ngắn) có thể gây ra giảm trí nhớ ở 1 nhóm bệnh nhân, vấn đề tiềm ẩn phức tạp, thuốc chống loạn thần có thể gây ra hội chứng ngoại tháp, và / hoặc tăng cân đáng kể, và thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường xuất hiện độc tính khi dùng quá liều. Thuốc an thần loại kháng histamin như là promethazine (25-50mg) thường dung nạp tốt và có thể một điều trị ngắn hạn hữu ích khi sử dụng như một phần của kế hoạch chăm sóc phối hợp. Các tác dụng của nó (khô miệng, táo bón) và thiếu rõ ràng tác dụng giải lo âu có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài.

Tác giả bài viết: BS. Đăng Khoa, BS. Lan Vy (lược dịch)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây