Bệnh viện tâm thần Bến Tre

http://benhvientamthanbentre.com.vn


Rối loạn các kỹ năng ở trường

Cứ sau mỗi mùa thi học kỳ, không chỉ học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng thấp thỏm, hồi hộp đợi kết quả thi. Nếu chẳng may thành tích học tập của trẻ không tốt, thể hiện một số khó khăn sẽ làm nhiều cha mẹ hết sức lo lắng. Câu chuyện học vấn của con trẻ ngày nay thật sự cũng lắm thứ khiến cha mẹ nhức đầu.
Trong quá trình học tập, ở một số trẻ có thể gặp khó khăn so với các bạn bè đồng trang lứa. Đằng sau những khó khăn đó, ở góc độ tâm lý – tâm thần, một số vấn đề  nơi trẻ có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập mà ba mẹ nên quan tâm đó là:
Rối loạn đặc hiệu các kỹ năng ở trường: trẻ mắc các rối loạn này thường có trí tuệ ở mức bình thường (không chậm phát triển) nhưng lại thể hiện một số dấu hiệu khó khăn trong đọc, viết chính tả, hoặc tính toán… Gọi là đặc hiệu vì các rối loạn là riêng của hoạt động học tập chứ không thế quy cho một rối loạn tâm thần khác, cũng không quy cho một bệnh, chấn thương  não hay thiếu cơ hội học tập.Các rối loạn này thường xuất hiện kèm theo các vấn đề khác như giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn đặc hiệu ngôn ngữ và lời nói…
1. Chứng khó viết:
a.  Khái niệm
Dysgraphia (hoặc agraphia) – chứng khó viết/rối loạn viết chữ - là sự yếu kém hay suy giảm khả năng viết bằng tay nơi người lớn hay trẻ em, mặc dù người ấy có thể có khả năng đọc, và không phải bị chậm phát triển hay suy giảm trí tuệ.
rlkn1
Ảnh minh họa

Những người dysgraphia thường có thể viết ở một mức độ nào đó. Họ thường thiếu những kỹ năng vận động tinh, ví dụ họ không thể buộc được dây giày hoặc buộc một cách khó khăn. Dysgraphia không ảnh hưởng đến mọi kỹ năng vận động tinh. Người với chứng Dysgraphia có thể cũng thiếu kỹ năng chính tả cơ bản (ví dụ, khó phân biệt chữ p, q, b, và d), và thường viết chữ sai trên giấy khi vừa nghĩ vừa viết.
Trong thời thơ ấu, các rối loạn thường xuất hiện khi đứa trẻ lần đầu tập viết. Trẻ có thể viết chữ sai kích thước, sai khoảng cách, hoặc sai chính tả, sai từ mặc dù được hướng dẫn kỹ lưỡng. Trẻ em bị rối loạn này có thể đã bị khuyết tật học tập khác, nhưng không có các vấn đề xã hội hoặc kiến thức khoa học. Nghiên cứu một số trường hợp rối loạn viết ở người trưởng thành cho thấy có sự tổn thương ở hệ thần kinh của họ.
Dysgraphia cũng có thể được chẩn đoán ở một người bị Hội chứng Tourette, ADHD hoặc phổ tự kỷ, hội chứng Asperger. IV DSM xác định Dysgraphia như là một “Rối loạn kỹ năng viết”, khi mà kỹ năng viết của người đó dưới mức phát triển so với tuổi tác, đo trí thông minh, và nền giáo dục."
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân của dysgraphia chưa được biết rõ, nhưng bất cứ khi nào xảy ra ở người lớn, nguyên nhân thường là do chấn thương đầu, do một số loại bệnh hoặc tổn thương não. Ở trẻ em, người ta thường thấy xu hướng nhiều người trong gia đình của người đó bị dysgraphics. Cha, mẹ hoặc bà con thân thuộc có khả năng có dysgraphia.
c. Các loại rối loạn kỹ năng viết chữ.
Một số trẻ có thể có một sự kết hợp của hai hoặc cả ba loại trong số này,
- Chứng viết khó
Những người này khi viết nhanh bình thường, chữ viết của họ không thể nào đọc được. Khi họ chép lại thì dễ đọc hơn chút ít. Họ viết chính tả rất kém. Tốc độ gõ bàn phím (một phương pháp xác định các trục trặc của vận động tinh ngón tay) là bình thường, điều này cho thấy khiếm khuyết này không xuất phát từ tổn thương tiểu não. Một người với chứng viết khó  không nhất thiết phải có chứng khó đọc. (Chứng khó đọc và chứng khó viết có vẻ như không liên quan đến nhau, nhưng thường thấy xuất hiện cùng nhau).
- Rối loạn vận động viết
Rối loạn vận động viết có nguyên nhân từ các kỹ năng vận động tinh không phát triển, trương lực cơ yếu, hoặc vận động cơ không định hướng, dẫn đến cử động vụng về. Rối loạn vận động viết có thể là một phần của chứng mất vận động. Nói chung, chữ viết rất khó có ai đọc được, ngay cả người mắc chứng này nhìn và sao chép lại từ tài liệu khác. Người mắc chứng rối loạn viết chỉ có thể viết các mẫu chữ rất đơn giản và ngắn với sự nỗ lực ghê gớm và thời gian lâu một cách khó giải thích; mà cũng không duy trì viết được lâu.
Khi phải viết đoạn dài, trẻ rất đau đớn và không thể viết lâu được. Hình dạng và kích thước chữ trở nên không phù hợp và không đọc được. Chữ viết thường xiên xẹo méo mó do trẻ không thể giữ bút viết. Tuy vậy, kỹ năng đánh vần của các em không kém. Ngón tay đánh máy với tốc độ dưới bình thường.
- Rối loạn vận động không gian
Do có khiếm khuyết về giác không gian mà chữ viết tự nhiên của những người này không đọc được, khi chép lại cũng không đọc được, nhưng họ có thể đánh vần và đánh máy bình thường.
d. Các triệu chứng của dysgraphia
Để viết một bài bình thường, đứa trẻ với chứng rối loạn viết thường phải mất rất nhiều thời gian so với các bạn của mình, mặc dù chỉ số trí tuệ bình thường, thậm chí ở trên mức thông minh trung bình. Đứa trẻ thường trừ trừ, miễn cưỡng hoặc từ chối hoàn thành bài viết, và rất thích viết chữ in thay vì chữ thường.
Các triệu chứng khác bao gồm một hỗn hợp không phù hợp của các chữ hoa / chữ thường hoặc tất cả các chữ hoa; kích cỡ chữ và hình dạng chữ không đều, chữ viết dở dang, viết trèo hàng; trẻ vận lộn với việc viết; nắm giữ bút một cách kỳ cục; nhiều lỗi chính tả; thường xuyên đảo ngược vị trí chữ, hoặc giảm hoặc tăng tốc độ viết hay chép lại; vừa viết vừa nói một mình. Có khi quan sát thấy sự co thắt cơ bắp ở cánh tay và vai (đôi khi ở bộ phận cơ thể khác), không co tay lại được, tạo ra cánh tay như hình dạng chữ L), và nói chung, chữ viết không thể đọc được.
e. Trị liệu
Trị cho dysgraphia đa dạng và có thể bao gồm điều trị các rối loạn vận động tinh để giúp trẻ kiểm soát cử động khi viết.
Trị liệu rèn luyện trí nhớ, phục hồi trí nhớ
Trị liệu các vấn đề về thần kinh.
Một số bác sĩ khuyên rằng người với chứng rối loạn viết sử dụng máy tính để viết, tránh các vấn đề khi phải viết tay.
Trị liệu cơ năng để tăng cường sức mạnh cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo, phối hợp mắt và tay. Trẻ em cũng nên được đánh giá xem bé có dùng cả hai tay hay không, vì đây có thể là tiền đề của việc chậm phát triển các kỹ năng vận động tinh từ thời thơ ấu.
Một số điều nhỏ có thể giúp học sinh có dysgraphia, chẳng hạn như cho phép các em  sử dụng một công cụ viết các em ưa thích hoặc cho phép các em nộp bài đánh máy thay vì bài viết tay.
Lời khuyên cho cha mẹ/giáo viên
Việc sử dụng bút chì nhỏ, bút chì thân hình tam giác, bút chì có kẹp, có quấn dây cho dễ sử dụng. Bút chì Jumbo có ích đối với những ai có chứng run rẩy, rùng mình hoặc bại não nhẹ.

rlkn2

Ảnh minh họa

Trẻ phải được hướng dẫn cách viết từ ngữ, câu chữ trước đó. Học sinh có thể mô tả cách viết từng chữ như thầy/cô mô tả vậy.
Trước khi bắt đầu viết, nên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động như tiền viết hoặc nói về những gì sẽ viết.
Sử dụng giấy kẻ hàng, theo đó các em viết để khỏi chệch hàng, giấy nên có màu nổi để các em theo dõi dễ dàng hơn.

rlkn3

Ảnh minh họa

Cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành bài tập trong lớp; nếu không các em sẽ không được thực hành những gì thầy/cô hướng dẫn
Cho các em sử dụng máy tính để làm bài.
Cho học sinh trả bài miệng trước, sau đó sẽ viết nếu cần.
Cho HS đọc bài làm, ghi âm lại, sau đó các em hoặc thầy cô sẽ viết lại sau. Như thế đỡ làm mất hứng, mất tính sáng tạo của các em trong quá trình làm bài.
Sử dụng máy vi tính có chức năng nhận dạng giọng nói sẽ là một hỗ trợ tuyệt vời, nhưng không phải ở trường lúc nào cũng có chỗ yên lặng để các em làm việc.
2. Chứng khó đọc: (Dyslexia)
a. Định nghĩa:
Rối loạn đặc hiệu về đọc hay rối loạn đọc tuổi phát triển là khó khăn rõ rệt về phát triển các kỹ năng đọc và đọc hiểu mà không thể quy cho chậm phát triển tâm thần, học lực không thích hợp, độ tuổi, thiếu sót thị giác thính giác hay thần kinh. Khó khăn về đọc khá nặng gây trở ngại cho kết quả học tập và các hoạt động đòi hỏi kỹ năng đọc. Khó học đọc thường kết hợp với khó học chính tả, chỉ chuẩn đoán  rối loạn đọc ở trẻ có trí tuệ phát triển bình thường và trên 7 tuổi vì trước độ tuổi này, hiện tượng đọc nhầm rất thường gặp.

Người ta tin rằng chứng khó đọc có thể ảnh hưởng từ 5 đến 10 phần trăm dân số được mặc dù chưa có nghiên cứu để có một tỷ lệ phần trăm chính xác.
b. Nguyên nhân:
Các lý thuyết sau đây không nên được xem là cạnh tranh, nhưng xem như là lý thuyết cố gắng  giải thích những nguyên nhân cơ bản của một tập hợp các triệu chứng tương tự từ nhiều quan điểm nghiên cứu:
Lý thuyết tiểu não :
Lý thuyết khẳng định rằng có một rối loạn nhẹ tiểu não có thể gây ra chứng khó đọc. Tiểu não góp phần điều khiển động cơ trong cách phát âm của lời nói.  Lý thuyết đề xuất rằng các vấn đề phát âm có thể đóng góp vào sự thâm hụt xử lý âm vị học có thể gây ra chứng khó đọc.
Lý thuyết  thâm hụt âm vị học :
Các nhà khoa học của lý thuyết này đề xuất rằng những người bị chứng khó đọc có một thao tác suy giảm âm thanh cụ thể, ảnh hưởng đến trí nhớ thính giác, nhớ từ, và kỹ năng kết hợp âm thanh khi tạo ra lời nói.
Lý thuyết xử lý thính giác nhanh chóng:
Xác định rằng thâm hụt chủ yếu nằm trong nhận thức về âm thanh ngắn hoặc nhanh khác nhau.
Lý thuyết thị giác:
Lý thuyết thị giác đại diện cho một quan điểm truyền thống của chứng khó đọc, như là kết quả của sự suy giảm thị lực tạo ra vấn đề khi xử lý thông tin từ các chữ cái và chữ từ một văn bản.   Lý thuyết này không phủ nhận khả năng nguyên nhân khác của chứng khó đọc
Cluttering - Nói lắp - lời nói bất thường cả về tốc độ và nhịp điệu, hiệu quả nói kém.
c. Triệu chứng:
Các triệu chứng của chứng khó đọc khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cũng như tuổi của từng cá nhân.:
Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo
Thật khó để có được một chẩn đoán chứng khó đọc trước khi đứa trẻ bắt đầu đi học, nhưng trẻ sẽ có những biểu hiện:
Sự chậm chạp trong lời nói.
Chậm học của các từ mới
Không tiếp nhận dữ liệu
Khó khăn khi thể hiện giọng điệu, nhịp điệu.
Ít kiến thức
Viết chữ đảo ngược.
Đầu tiểu học
Khó học bảng chữ cái hoặc thứ tự chữ cái
Gặp khó khăn khi kết hợp với các chữ cái và cách phát âm chữ cái đó.
Khó xác định hoặc tạo ra những từ có vần điệu.
Khó khăn  để hiểu chữ viết
Khó đọc: đọc sót chữ ( đắng – đắn), sót từ (cái ca – cái), đọc thêm chữ cái (cái ca – cái can), đọc thêm từ (cái – cái ca), đọc chệch từ (quả cam – quả com), đọc thế chữ cái (con – chon), đọc đảo lộn chữ cái ( con – non, chí – híc)…

rlkn4
Ảnh minh họa: Bệnh gây nhiều khó khăn cho việc học tập

Cuối tiểu học:Chậm hoặc đọc không chính xác (mặc dù những người này có thể đọc đến một mức độ).
Đánh vần từ vựng rất yếu
Khó đọc thành tiếng, đọc chữ theo thứ tự sai, bỏ qua lời nói
Khó khăn khi hiểu ý nghĩa của từ riêng lẻ.
Trẻ em bị chứng khó đọc có thể không nhìn thấy (hoặc không  nghe thấy) sự giống và khác nhau trong các chữ cái và các từ, có thể không nhận ra khoảng cách giữa các âm trong tiếng, tiếng trong từ.
d. Trị liệu
Không có cách để điều trị hoàn toàn cho rối loạn này vì sự bất thường nằm trong bộ gen và rối loạn phát triển của não bộ. Đây là một vấn đề ảnh hưởng suốt đời. Tuy nhiên, phát hiện và đánh giá sớm để xác định mức độ cụ thể nhằm can thiệp thích hợp có thể giúp trẻ học tập, phát triển lành mạnh.
Can thiệp giáo dục chuyên biệt
Chứng khó đọc được can thiệp bằng các phương pháp và kỹ thuật giáo dục chuyên biệt. Các can thiệp này bắt đầu càng sớm càng tốt. Đánh giá tâm lý sẽ giúp giáo viên phát triển một chương trình giảng dạy phù hợp với từng trẻ.
Giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật liên quan đến thính giác, thị giác và xúc giác để cải thiện kỹ năng đọc ở trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển và sử dụng một số giác quan đồng thời để học. Ví dụ, nghe một bài học được ghi âm và truy tìm bằng ngón tay hình dạng của các chữ cái được sử dụng và các từ được nói có thể giúp xử lý thông tin.
rlkn5
Ảnh minh họa: Nên có sự giáo dục phù hợp với người mắc chứng khó đọc
Điều trị tập trung vào việc giúp đỡ trẻ:
  • Học cách nhận biết và sử dụng những âm thanh nhỏ nhất tạo nên từ (âm vị).
  • Hiểu rằng các chữ cái và chuỗi ký tự đại diện cho những âm thanh và từ này (ngữ âm).
  • Hiểu những gì trẻ đang đọc.
  • Đọc to để xây dựng tính chính xác, tốc độ và phương pháp đọc một cách lưu loát.
  • Xây dựng vốn từ vựng của các từ được nhận biết và hiểu.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Đọc to cho con của bạn. Tốt nhất là bắt đầu khi con bạn 6 tháng tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn. Khi con đủ lớn, hãy đọc những câu chuyện cùng nhau sau khi bé đã nghe chúng.
Làm việc với trường học của con. Hãy nói chuyện với giáo viên của con và theo dõi sát sao tình hình học của bé.
Khuyến khích con đọc, đừng gây áp lực với con. Để cải thiện kỹ năng đọc, một đứa trẻ phải thực hành. Hãy khuyến khích con đọc một cách chậm rãi, đừng gây áp lực với bé.
Đặt một ví dụ để đọc. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày để đọc một cái gì đó cùng với con (có thể là mỗi người đọc một loại sách khác nhau). Điều này giúp con thấy việc đọc thú vị và được hỗ trợ.
rlkn6
Ảnh minh họa
 

 

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây