ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ, SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE
Trần Văn Trí*, Nguyễn Thái Bình*, Tạ Văn Trầm**
* Bệnh viện Tâm thần Bến Tre
**Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xã hội, trí tuệ, tâm thần và cơ thể của bệnh nhân và sự ảnh hưởng này có thể nặng nề hơn bất cứ một tình trạng mạn tính nào. Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý, sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng trên người bệnh động kinh tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, được thực hiện trên 210 bệnh nhân động kinh đang được quản lý và điều trị tại huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân kết hợp quan sát, xem hồ sơ quản lý bệnh nhân để lấy thông tin chung, đánh giá mức độ phục hồi chức năng của bệnh nhân. Kết quả: Mức độ tuân thủ điều trị động kinh tốt: 14,3 %; trung bình: 28,6%; kém: 57,1%. Kết quả quản lý của Trạm y tế: mức độ tốt 61,5%; trung bình 38,5%. Kết quả đánh giá quản lý phục hồi chức năng mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 62,9%, trung bình chiếm 31,0% và kém chiếm 6,2%. Kết luận: Việc quản lý động kinh hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn là kiểm soát cơn động kinh, cần phải xem xét phát hiện sớm các rối loạn chức năng tâm lý, các biện pháp can thiệp phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống, các chương trình giáo dục và thông tin về bệnh động kinh và cách điều trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm kỳ thị.
Từ khóa: sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng, động kinh.
CONDITIONS FOR MONITORING, CONDITIONS FOR PROCESSION, RECOVERY ON PEOPLE IN THE LEGENDS OF BEN TRE PROVINCE
Tran Van Tri *, Nguyen Thai Binh*, Ta Van Tram **
* Ben Tre Psychiatric Hospital
** Tien Giang General Hospital
SUMMARY
Background: Epilepsy can profoundly affect a patient's social, intellectual, mental, and physical functioning and this effect can be more severe than any other condition. Objective: To evaluate the results of management, compliance and rehabilitation on epileptic patients in Mo Cay Bac district, Ben Tre province in 2022. Methods: A cross-sectional descriptive study with analysis, conducted on 210 epilepsy patients being managed and operated in Mo Cay Bac district, Ben Tre, from January 2022 to July 2022. directly consult the patient, set up the patient, combine observations, view patient management records to get general information, assess the patient's rehabilitation level. Result: Good level of compliance with economic control: 14.3%; average: 28.6%; poor: 57.1%. Management results of the Health Station: 61.5% of good level; average 38.5%. Rehabilitation assessment results with good management accounted for the highest rate of 62.9%, average accounted for 31.0% and poor accounted for 6.2%. Conclusions: Control of test results is more of a control of the test results than of the control of the seizure, needing to consider early detection of mental dysfunction, measures that may be appropriate to improve quality of life, program education and information about epilepsy and its treatment also play an important role in reducing the market.
Keywords: Treatment adherence, rehabilitation, epilepsy.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh mạn tính, chiếm tỷ lệ 0,5 % - 2 % dân số. Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xã hội, trí tuệ, tâm thần và cơ thể của bệnh nhân và sự ảnh hưởng này có thể nặng nề hơn bất cứ một tình trạng mạn tính nào [1], [3], [6], [7]. Bến Tre là tỉnh có số lượng bệnh nhân động kinh khá cao so với cả nước theo kết quả điều tra hộ gia đình với mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên 1.547 người từ 17 tuổi trở lên (sử dụng mẫu SDQ26 của WHO) cho kết quả chẩn đoán sàng lọc dịch tễ học như sau: tỷ lệ bị động kinh trong nhóm tuổi từ 17 trở lên là 3,8% (95%CI: 2,9% - 4,8%), trong đó Bến Tre là 3,6% (95% CI: 2,4% - 4,8%) và Thanh Hóa là 4,1% (95% CI: 2,6% - 5,7%) [4]. Hiện tại Bệnh viện Tâm thần Bến Tre đang quản lý và điều trị ngoại trú cho rất nhiều bệnh nhân động kinh theo Chương trình Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em, ngoài ra bệnh viện cũng tập huấn cho nhân viên y tế ở trạm cùng cộng tác viên thực hiện phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại địa phương nhằm nâng cao kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về mức độ phục hồi chức năng trên bệnh động kinh để làm cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú nói chung và bệnh động kinh nói riêng. Từ lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài "Đánh giá kết quả quản lý, sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng trên người bệnh động kinh tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2022", với các mục tiêu là Đánh giá kết quả quản lý sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng bệnh nhân động kinh tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre năm 2022.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân động kinh đang được quản lý và điều trị tại huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào
- Bệnh nhân chẩn đoán động kinh theo ICD10.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang trong tình trạng rối loạn tâm thần.
- Bệnh nhân vắng mặt tại địa điểm nghiên cứu.
- Bệnh nhân không có khả năng trả lời các câu hỏi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân kết hợp quan sát, xem hồ sơ quản lý bệnh nhân để lấy thông tin chung, đánh giá mức độ phục hồi chức năng của bệnh nhân. Cán bộ phỏng vấn là thành viên thuộc nhóm nghiên cứu.
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 18.0 để nhập liệu và phân tích số liệu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá kết quả quản lý sự tuân thủ điều trị
Bảng 1. Mức độ tuân thủ của đối tượng nghiên cứu (n=210)
Mức độ tuân thủ |
Tần số |
Tỷ lệ |
Tốt |
30 |
14,3 |
Trung bình |
60 |
28,6 |
Kém |
120 |
57,1 |
Mức độ tuân thủ điều trị của các đối tượng nghiên cứu thì mức độ kém chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), kế đến là mức độ trung bình chiếm (28,6%), thấp nhất là mức độ tốt chiếm (14,3%).
Bảng 2. Nguyên nhân không tuân thủ của đối tượng nghiên cứu (n=210)
Lý do không tuân thủ |
Tần số |
Tỷ lệ |
Quên uống thuốc |
120 |
57,1 |
Tác dụng phụ |
60 |
28,6 |
Không được cấp thuốc |
30 |
14,3 |
Thuốc không hiệu quả |
0 |
0 |
Nguyên nhân không tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu thì nguyên nhân quên uống thuốc là chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), kế đến là tác dụng phụ của thuốc chiếm tỷ lệ (28,6%), không được cấp thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,3%). Còn thuốc không hiệu quả là không có, chiếm (0,0%).
Bảng 3. Đánh giá sự quản lý của Trạm Y tế xã (n=13)
Mức độ quản lý |
Tần số |
Tỷ lệ |
Tốt |
8 |
61,5 |
Trung bình |
5 |
38,5 |
Kém |
0 |
0 |
Đánh giá sự quản lý của Trạm y tế thì mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%), thấp nhất là mức độ trung bình chiếm tỷ lệ (38,5%). Không có trạm y tế nào quản lý ở mức độ kém chiếm (0,0%).
3.2. Đánh giá mức độ phục hồi chức năng
Bảng 4. Mức độ phục hồi chức năng của đối tượng nghiên cứu (n=210)
Các kỹ năng của bệnh nhân |
Mức độ |
Tốt |
Trung bình |
Kém |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân |
|
|
|
|
|
|
Ngủ và thức dậy đúng giờ theo gia đình |
141 |
67,1 |
56 |
26,7 |
13 |
6,2 |
Vệ sinh thân thể (cắt tóc, tắm, giặt, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định...) |
127 |
60,5 |
70 |
33,3 |
13 |
6,2 |
Ăn uống cùng bữa chung gia đình |
129 |
61,1 |
68 |
32,4 |
13 |
6,2 |
Kiểm soát được các hành vi của bản thân |
117 |
55,7 |
80 |
38,1 |
13 |
6,2 |
2. Kỹ năng làm việc nhà |
|
|
|
|
|
|
Tham gia vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa |
105 |
50,0 |
92 |
43,8 |
13 |
6,2 |
Tham gia nấu ăn hoặc rửa chén, bát… |
101 |
48,1 |
96 |
45,7 |
13 |
6,2 |
Sửa chữa các vật dụng |
102 |
48,6 |
95 |
45,2 |
13 |
6,2 |
Làm việc phù hợp chức năng, bổn phận, vị trí trong gia đình |
94 |
44,8 |
103 |
49,0 |
13 |
6,2 |
3. Kỹ năng xã hội |
|
|
|
|
|
|
Thực hiện các quy định chung của cộng đồng, địa phương… |
97 |
46,2 |
100 |
47,6 |
13 |
6,2 |
Hợp tác, hỗ trợ, làm việc với hàng xóm |
91 |
43,3 |
106 |
50,5 |
13 |
6,2 |
Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, ứng xử với hàng xóm… |
92 |
43,8 |
105 |
50,0 |
13 |
6,2 |
Được mọi người tôn trọng, không khinh bỉ |
91 |
43,3 |
106 |
50,5 |
13 |
6,2 |
Được tham gia sinh hoạt với cộng đồng, địa phương |
91 |
43,3 |
106 |
50,5 |
13 |
6,2 |
4. Kỹ năng lao động |
|
|
|
|
|
|
Khả năng tìm việc làm/đi học |
59 |
28,1 |
101 |
48,1 |
50 |
23,8 |
Trách nhiệm với công việc/học tập |
57 |
27,1 |
102 |
48,6 |
51 |
24,3 |
Mức độ hoàn thành công việc/ học tập |
57 |
27,1 |
100 |
47,6 |
53 |
25,2 |
Sắp xếp công việc/học tập hợp lý |
58 |
27,6 |
100 |
47,6 |
52 |
24,8 |
5. Kỹ năng thư giãn, giải trí |
|
|
|
|
|
|
Nghỉ ngơi đủ và đúng giờ như các thành viên trong gia đình |
84 |
40,0 |
107 |
51,1 |
19 |
9,0 |
Xem tivi, nghe đài hợp lý như các thành viên trong gia đình |
84 |
40,0 |
107 |
51,1 |
19 |
9,0 |
Đọc sách, báo, tin tức hợp lý như các thành viên trong gia đình |
86 |
41,0 |
106 |
50,0 |
18 |
8,6 |
Tập thể dục, chơi thể thao, văn nghệ… hợp lý như các thành viên trong gia đình |
86 |
41,0 |
106 |
50,0 |
18 |
8,6 |
6. Tham gia hoạt động xã hội |
|
|
|
|
|
|
Thăm hỏi bạn bè, người thân |
86 |
41,0 |
107 |
51,0 |
17 |
8,1 |
Tham gia giao thông hoặc điều khiển phương tiện giao thông |
86 |
41,0 |
107 |
51,0 |
17 |
8,1 |
Sử dụng điện thoại để liên lạc |
86 |
41,0 |
107 |
51,0 |
17 |
8,1 |
Đi tái khám hàng tháng |
86 |
41,0 |
107 |
51,0 |
17 |
8,1 |
Tham gia sinh hoạt tập thể tại cộng đồng, địa phương (Dự tiệc, hội họp…) |
85 |
40,5 |
103 |
49,0 |
22 |
10,5 |
7. Người bệnh kiểm tra bảo quản và sử dụng thuốc |
|
|
|
|
|
|
Quản lý thuốc trong lọ, bọc kín |
43 |
20,5 |
47 |
22,4 |
120 |
57,1 |
Để thuốc nơi khô ráo, dễ thấy |
43 |
20,5 |
51 |
24,3 |
116 |
55,2 |
Kiểm tra hoặc biết được số thuốc hiện còn |
51 |
24,3 |
85 |
40,5 |
74 |
35,2 |
Uống thuốc hằng ngày |
37 |
17,6 |
101 |
48,1 |
72 |
34,3 |
Bảng 5. Đánh giá quản lý phục hồi chức năng (n=210)
Mức độ |
Tần số |
Tỷ lệ |
Tốt |
132 |
62,9 |
Trung bình |
65 |
31,0 |
Kém |
13 |
6,2 |
Đánh giá quản lý phục hồi chức năng được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (62,9%), kế đến là mức độ trung bình chiếm (31,0%), thấp nhất là mức độ kém chiếm (6,2%).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đánh giá kết quả quản lý sự tuân thủ điều trị
Trong nghiên cứu này mức độ tuân thủ điều trị của các đối tượng nghiên cứu thì mức độ tốt chiếm 14,3%, mức độ trung bình chiếm 28,6%, kém chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%. Kết quả của chúng tôi tương đồng nghiên cứu
Malek (2016) tỷ lệ không tuân thủ thuốc đáng kể trong bệnh động kinh đã được báo cáo là thay đổi từ 26% đến 79%;
Archana Verma (2018) ghi nhận 57% bệnh nhân không tuân thủ điều trị: 49,6% có mức độ trung bình và 7,4% có mức độ tuân thủ thấp; Muhammad (2018) tỷ lệ không tuân thủ là từ 25% đến 66%;
Shrawan Kumar (2021) 30% bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Nghiên cứu
Oliver Henning (2019),
Jack Banks (2020) ghi nhận việc không tuân thủ các thuốc chống động kinh có thể dẫn đến tái phát co giật gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, đi cấp cứu và nhập viện, với việc giảm tuân thủ cũng liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp hơn, giảm năng suất và mất việc làm.
Trong nghiên cứu cũng ghi nhận các nguyên nhân không tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu thì nguyên nhân quên uống thuốc là chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%, tác dụng phụ của thuốc chiếm tỷ lệ 28,6%, không được cấp thuốc thấp nhất chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,3%). Nghiên cứu Phạm Thị Minh Đức ghi nhận được các lý do làm bệnh nhân phải nhập viện điều trị: 88,89% ngưng đột ngột thuốc chống động kinh với 44,44%; ngưng thuốc trước nhập viện; trong đó có 25% ngưng thuốc vì hết thuốc; 70% ngưng thuốc vì nghĩ hết bệnh và 5% không rõ lý do. Có 40% tăng liều thuốc so với ban đầu; 11,11% đổi thuốc và 51,11% thêm 1 loại thuốc.
Trong nghiên cứu Chapman (2014) hơn một phần ba bệnh nhân (36,4%) bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực thuốc chống động kinh, khảo sát tác giả
Jack Banks (2020) ghi nhận 41% bệnh nhân tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu, trong khi 28,5% bệnh nhân tự báo cáo rằng không chủ ý dùng thuốc chống động kinh thường xuyên, 5,9% bệnh nhân cho biết rằng họ cố tình không uống thuốc theo đúng chỉ định, 6% số bệnh nhân báo cáo rằng họ cố ý không tuân theo liệu pháp điều trị bệnh động kinh.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đánh giá sự quản lý của Trạm y tế thì mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 38,5% và không có Trạm y tế nào quản lý ở mức độ kém. Trong nghiên cứu
Angelos Sharobeam (2019) gần một nửa số bác sĩ không chuyên khoa thần kinh (49%) chưa bao giờ sử dụng kê toa thuốc chống động kinh, nhưng một nửa số bác sĩ này sẽ thay đổi phác đồ của bác sĩ thần kinh mà không chuyển lại đúng bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Các thuốc được sử dụng phổ biến là natri valproate, carbamazepin, levetiracetam, lamotrigine và phenytoin. Qua các kết quả của nghiên cứu chỉ ra cần sự thay đổi nhận thức các bác sĩ không chuyên khoa thần kinh đối với bệnh động kinh; cần đào tạo nhiều bác sĩ chuyên khoa thần kinh trong việc chăm sóc, quản lý bệnh động kinh.
4.2. Đánh giá mức độ phục hồi chức năng
Qua nghiên cứu đánh giá mức độ phục hồi chức năng kết quả ghi nhận các hoạt động ở kỹ năng tự phục vụ bản thân (giấc ngủ, vệ sinh thân thể, ăn uống, sinh hoạt với gia đình, kiểm soát hành vi cá nhân) được đánh giá đa số ở mức tốt từ 55,7% - 67,1%; mức trung bình chiếm từ 26,7% - 36,1%; mức độ kém chỉ 6,2%. Như vậy, đa số đối tượng nghiên cứu có thể tự chăm sóc, phục vụ bản thân. Về các hoạt động ở kỹ năng làm việc nhà, đa số được đánh giá ở mức độ tốt chiếm 44,8% - 50,0%; mức độ trung bình chiếm 43,8% - 49,05; mức độ kém 6,2%. Như vậy, đa số đối tượng nghiên cứu có thể tham gia làm việc nhà. Các hoạt động kỹ năng xã hội, đa số được đánh giá ở mức độ trung bình dao động từ 47,6 đến 50,5%; mức độ tốt chiếm từ 43,3% đến 46,2%; mức độ kém 6,2%. Đa số đối tượng nghiên cứu được cồng đồng quan tâm, hỗ trợ, khả năng tái hòa nhập xã hội cao. Trong nghiên cứu năm 2021 tác giả
Mario Tombini ghi nhận chất lượng cuộc sống có mối tương quan nghịch với các đặc điểm tâm lý xã hội, rối loạn điều hòa cảm xúc và nhận thức kỳ thị, cũng như với các yếu tố liên quan đến động kinh, như tần suất co giật và số lượng thuốc chống động kinh và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh liên quan cao hơn với các yếu tố tâm lý xã hội so với các yếu tố bệnh. Các hoạt động ở kỹ năng lao động, đa số mức đánh giá trung bình chiếm từ 47,6% - 48,1%; mức độ tốt từ 27,1% - 28,1%; mức độ kém dao động từ 23,8% - 25,2%. Qua đó thấy rằng khả năng việc làm, học tập của bệnh nhân chưa cao. Các hoạt động kỹ năng thư giãn, giải trí, đa số mức trung bình chiếm 50,0% - 51,1%; mức độ đánh giá tốt chiếm từ 40,0% - 41,05; mức độ kém từ 8,6% - 9,0%. Các hoạt động thư giãn, giải trí của bệnh nhân được quan tâm, chú trọng cao cần được duy trì và phát triển hơn để hỗ trợ việc điều trị của bệnh nhân.
Tham gia hoạt động xã hội được đanh giá mức độ tốt dao động từ 40,5% đến 41,0%; mức độ trung bình dao động từ 49,0% đến 51,0%; Mức độ kém dao động từ 8,1% đến 10,5%. Nghiên cứu
Ying Shi (2017) bệnh nhân động kinh nguy cơ trầm cảm, lo lắng có liên quan với sự kỳ thị trong nhận thức. Ngoài ra, "hỗ trợ xã hội", "chất lượng cuộc sống (QOLIE-31,89)", "kiến thức" và "thái độ", mối tương quan tiêu cực với sự kỳ thị nhận thức BN;
Lara Mroueh (2020) chất lượng cuộc sống thấp có liên quan sự kì thị (p = 0,005).
Các hoạt động người bệnh kiểm tra bảo quản và sử dụng thuốc, đa số mức độ kém từ 34,3% đến 57,1%; mức độ trung bình chiếm từ 22,4% - 48,1%; mức độ tốt dao động từ 17,6% - 24,3 %. Nghiên cứu
Sarah (2015) hướng dẫn tuân thủ thuốc là yếu tố quan trọng trong tuân thủ điều trị;
Lara Mroueh (2019) ghi nhận thái độ tích cực đối với thuốc chống động kinh tăng lên ở những bệnh nhân thấy rằng việc điều trị có hiệu quả (OR = 4,9; CI 95%: 1,2-20,0; p = 0,03), những người đã kiểm soát được bệnh động kinh (OR = 3,4; CI 95 %: 1,6-7,1; p = 0,001), và những người được chẩn đoán là động kinh trong độ tuổi từ 12-20 tuổi (OR = 3,1; CI 95%: 1,1-8,4; p = 0,03). Ngược lại, những thái độ này giảm ở những bệnh nhân cảm thấy bị đối xử như một gánh nặng kinh tế (OR = 0,2; CI 95%: 0,1-0,4; p < 0,001) và ở những bệnh nhân bị trầm cảm (OR = 0,4; CI 95%: 0,2-0,9; p = 0,04)
Kết quả đánh giá quản lý phục hồi chức năng mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 62,9%, mức độ trung bình chiếm 31,0% và thấp nhất là mức độ kém chiếm 6,2%.
V. KẾT LUẬN
Mức độ tuân thủ điều trị động kinh tốt: 14,3 %; mức độ trung bình: 28,6%; mức độ kém: 57,1%. Kết quả quản lý của Trạm y tế: mức độ tốt 61,5%; mức độ trung bình 38,5% và không có trạm y tế nào quản lý ở mức độ kém. Kết quả đánh giá quản lý phục hồi chức năng mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 62,9%, mức độ trung bình chiếm 31,0% và thấp nhất là mức độ kém chiếm 6,2%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đinh Huỳnh Tố Hương, Vũ Anh Nhị (2007), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của cơn động kinh đầu tiên ở người trưởng thành", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8.
- Geraldine O' Rourke, et al (2017), "Identifying the barriers to antiepileptic drug adherence among adults with epilepsy", Seizure, 45, pp. 160-168. Journal homepage: www.elsevier.com/locate/yseiz.
- Hoàng Quốc Hải, Trần Văn Tuấn, Đặng Hoàng Anh (2016), "Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm trí tuệ raven ở bệnh nhân động kinh cơn lớn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Hội thần kinh học Việt Nam. https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/mot-so-dac-diem-lam-sang-va-ket-qua-trac-nghiem-tri-tue-raven-o-benh-nhan-dong-kinh-con-lon-tai-benh-vien-trung-uong-thai-nguyen/
- Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2015), Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay, tr. 1-2.
- Phạm Thị Kim Liên (2018), “Thực trạng quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại một số xã, phường ở thành phố Thái Bình”, Y học Dự phòng, 28(7).
- Tô 1Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn (2008), "Phân loại cơn động kinh trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 172.
- Trần Nguyên Ngọc (2012), Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân động kinh ở người lớn tại Thành phố Đà Nẵng.
- Yirga Legesse Niriayo, et al (2019), “Medication Belief and Adherence among Patients with Epilepsy”, Behavioural Neurology. https://doi.org/10.1155/2019/2806341.